Hãng hàng không từng bị bác kiến nghị áp giá sàn lại có thêm đề xuất mới "sốc" không kém

Đây là lần thứ ba, hãng bay này đưa đề xuất liên quan đến giá sàn, giá trần vé máy bay.

Mới đây, Hãng hàng không Quốc gia Vietnam Airlines (HoSE:

Vietnam Airlines tiếp tục đề xuất thay đổi giá dịch vụ vận tải hành khách hàng không. Ảnh: VietnamPlus.

Vietnam Airlines cũng kiến nghị cơ quan chức năng chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án cho phép các hãng hàng không được thu phụ thu nhiên liệu cho các chặng bay nội địa theo thông lệ của hàng không quốc tế trước đây khi giá nhiên liệu biến động.

Lý do theo lãnh đạo hãng bay đưa ra là mạng bay quốc tế thường lệ đi - đến Việt Nam tiếp tục "đóng băng" trong cả năm 2021, chỉ còn đối tượng khách chuyên gia hoặc công dân hồi hương, hoạt động vận tải hành khách quốc tế thường lệ hoàn toàn đình trệ. Tính chung cả năm, tổng thị trường quốc tế chỉ đạt gần 500.000 khách, bằng 1,4% so với trước đại dịch 2019.

Nhiều thời điểm hầu như không có chuyến bay chở khách, sản lượng vận chuyển hành khách bằng 27% so với 2019. Cùng với hồi phục của nền kinh tế, thời gian vừa qua, giá dầu không ngừng tăng nhanh, tương ứng với giá nhiên liệu bay Jet Al tăng từ mức trung bình khoảng gần 73 USD/thùng năm 2021 lên mức khoảng hơn 100 USD/thùng.

Trong bối cảnh các yếu tố cơ bản đang hỗ trợ rất mạnh giá dầu, khi chiến sự Nga - Ukraine xảy ra từ 24/2, giá dầu thô tiếp tục tăng nhanh, thậm chí có lúc lên tới 138 USD/thùng khi các quốc gia thảo luận về cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga đầu tháng 3/2022. Một số nhà phân tích dự báo giá dầu thô sẽ nhanh chóng đạt ngưỡng 150 USD/thùng, vượt mức giá kỷ lục 147 USD/thùng năm 2008.

Trường hợp này giá nhiên liệu bay Jet A1 sẽ tăng lên mức hơn 160 USD/thùng; không loại trừ những kịch bản xấu giá có thể còn tăng cao hơn nữa lên đến 200 USD/thùng. Việc giá nhiên liệu bay Jet A1 trung bình đầu tháng 3/2022 đạt trên 130 USD/thùng đang khiến chi phí nhiên liệu của Vietnam Airlines tăng mạnh.

Nếu giá nhiên liệu bay duy trì ở mức 130 USD/thùng cho cả năm 2022, chi phí ước tính sẽ tăng thêm 5.700 tỷ đồng; nếu lên khoảng 160 USD/thùng, chi phí sẽ tăng thêm đến 9.120 tỷ đồng, làm trầm trọng hơn mức lỗ dự kiến trong năm 2022.

Hãng hàng không từng bị bác kiến nghị áp giá sàn lại có thêm đề xuất mới sốc không kém - Ảnh 2.

Cả năm 2021, tổng thị trường quốc tế chỉ đạt gần 500.000 khách bay, bằng 1,4% so với trước đại dịch 2019. Ảnh: Vietnam+

Đây là lần thứ ba, Vietnam Airlines đưa đề xuất liên quan đến giá sàn, giá trần vé máy bay. Trước đó, hồi tháng 3/2017, hãng có văn bản đề xuất phương án áp giá sàn cho một vé máy bay hạng phổ thông nội địa là 1,54 triệu đồng, còn giá trần là 4,2 triệu đồng. Tuy nhiên, đề xuất này sau đó nhận được nhiều quan điểm trái chiều và không được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận.

Tháng 4 năm ngoái, Vietnam Airlines tiếp tục đề nghị áp mức giá sàn bay nội địa khoảng 560.000 đồng - 1,4 triệu đồng. Đại diện hãng bay khi đó cho biết đề xuất trên nhằm giúp các hãng bay trong nước vượt qua giai đoạn khó khăn vì đại dịch, khiến nhiều thời điểm giá vé máy bay chạm đáy.

Hãng hàng không Vietravel (Vietravel Airlines) mở mới chặng bay từ Hà Nội đến Quy Nhơn, Đà Nẵng và ngược lại, từ ngày 16/3. Hai chặng bay mới đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trong giai đoạn đầu mở đường bay trở lại.

https://soha.vn/hang-hang-khong-tung-bi-bac-kien-nghi-ap-gia-san-lai-co-them-de-xuat-moi-soc-khong-kem-20220316110150491.htm