Là doanh nghiệp sản xuất

Doanh thu và lợi nhuận Merufa giai đoạn 2015 - 2021
Không chỉ sản xuất bao cao su mà còn là đơn vị cung cấp găng tay y tế, nút chai, ống y tế,...nhu cầu tiêu thụ bao tay cao su phẫu thuật trong nước và thế giới tăng cao do đại dịch có thể được coi là yếu tố dẫn đến sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cho Merufa.
Sự cạnh tranh giữa các đơn vị cung cấp hàng trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị, vật tư, dụng cụ y tế ngày càng gay gắt, giá

Thống kê nhu cầu sử dụng găng tay cao su thế giới năm 2020. Nguồn: VRG
Không chỉ có Merufa, sức nóng găng tay y tế trên thị trường cũng đưa KQKD của nhiều doanh nghiệp tăng trưởng vượt trội. Điển hình có thể kế đến CTCP VRG Khải Hoàn (thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) với nhà máy hoạt động 100% công suất trong năm 2020 với sản lượng 2,5 tỷ chiếc/năm, CTCP Găng Việt (VietGlove) cũng tăng gấp đôi doanh thu trong năm 2020, từ 807 tỷ (năm 2019) lên 1.533 tỷ đồng,...

Với vốn điều lệ hơn 36.75 tỷ đồng, ngày 12/12/2017, Merufa chính thức đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCOM với mã là MRF, giá chào bán là 18.600 đồng/cp. Hiện tại, cổ phiếu MRF kết thúc phiên 15/3 là 57.100 đồng/cp. So với thời điểm niêm yết lần đầu trên sàn chứng khoán, cổ phiếu MRF hiện tại đã tăng gấp 3 lần.
Đầu năm 2021, cổ phiếu MRF từng gây sốt sàn giao dịch với hiện tượng chuỗi tăng trần 6 phiên liên tiếp từ 31/12/2020 đến 8/1/2021, đưa giá cổ phiếu từ 33.500 đồng/cp lên 77.000 đồng/cp.
CTCP Merufa tiền thân là xí nghiệp cao su Y tế, được Bộ Y tế thành lập từ năm 1987 với nhiệm vụ là sản xuất bao cao su tránh thai và các sản phẩm cao su y tế khác cung cấp cho nền kinh tế quốc dân. Đến tháng 12/2002, xí nghiệp Cao su Y tế chuyển thành CTCP Merufa.
Hiện tại, ở Việt Nam chỉ có duy nhất 1 doanh nghiệp đang kinh doanh mặt hàng này là CTCP Merufa. Còn lại, thị trường bao cao su "béo bở" lại đang rơi vào tay các doanh nghiệp ngoại với các thương hiệu đến từ Nhật Bản và Anh đang chiếm ưu thế là Durex, Sagami, OK,…