Theo S&P Global, xe điện hiện đang là một xu hướng mới với nhiều dư địa để phát triển. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã đưa ra ước tính về nhu cầu dầu toàn cầu sẽ bị thay thế bởi xe điện với doanh số đang bùng nổ. IEA cho biết, nhu cầu xe điện dự kiến tăng cao trong thập kỷ tới và làm thay đổi ngành công nghiệp ô tô toàn cầu và giảm đáng kể mức tiêu thụ dầu cho vận tải đường bộ.
Với dự báo về việc sử dụng xe điện gia tăng, các kim loại để sản xuất pin điện sẽ ngày càng được quan tâm. Trong đó, kho báu đất hiếm là tài nguyên quý tạo nên nhiều nguyên liệu quan trọng sản xuất các sản phẩm công nghệ cao như: đồ điện tử, laser, vật liệu siêu dẫn, chất phát quang, chất xúc tác, quang điện, thiết bị y tế… Đặc biệt, đất hiếm là nhân tố quan trọng để xây nên những cấu kiện quan trọng nhất của một chiếc xe như pin, động cơ điện.
Theo Cơ quan Khảo sát địa chất Hoa Kỳ, Việt Nam nằm trong nhóm nước có có trữ lượng đất hiếm lớn trên thế thế giới.
Bên cạnh đất hiếm, kho báu lithium cũng được sử dụng nhiều trong ngành công nghệ như sản xuất pin xe điện. Lithium là kim loại có trọng lượng nhẹ, mềm, độ nóng chảy thấp và điểm sôi cao nên được sử dụng trong việc sản xuất các bộ nguồn gọn nhẹ, sạc được dành cho laptop, điện thoại.
Các hãng ô tô sản xuất xe điện trên thế giới như Tesla, Toyota… đang sử dụng kim loại lithium để sản xuất ra pin phục vụ cho quá trình sản xuất xe điện. Trên thế giới, chỉ một số ít nước có nguồn tài nguyên quặng lithium, đứng đầu là Bolivia, Chile, Achentina, Trung Quốc, Úc.
Công nghệ chế tạo pin Lithium đã mang đến những sản phẩm pin Lithium-ion với hiệu suất hoạt động cao, thời gian sạc nhanh và có khả năng chịu nhiệt tuyệt vời. Công nghệ này thực sự đã thay đổi khả năng lưu trữ và tạo ra một cuộc cách mạng hóa cho ngành công nghiệp hiện nay.
Theo Cục thông tin, thống kê, pin lithium-ion hoạt động dựa trên sự di chuyển của ion lithium giữa cực dương và cực âm trong quá trình sạc và xả. Khi sử dụng lâu dài, một phần ion lithium bị mất đi do phản ứng hóa học không mong muốn, làm suy giảm dung lượng pin và khiến nó không còn hoạt động hiệu quả. Hiện nay, khi pin mất khả năng lưu trữ năng lượng, chúng thường bị loại bỏ hoặc tái chế một cách không hiệu quả, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Do đó, nhu cầu tìm kiếm một phương pháp kéo dài tuổi thọ pin đã trở thành một vấn đề cấp bách đối với ngành công nghiệp năng lượng.
Theo Cục khảo sát Hoa kỳ, kim loại lithium tập trung chủ yếu tại khu vực Nam Mỹ. Với tác động của biến đổi khí hậu, các quốc gia đang ngày càng đầu tư hơn vào công nghệ xanh, công nghệ tái tạo, điển hình như là chuyển đổi từ xe ô tô chạy xăng sang xe điện. Do đó, lithium sẽ trở thành kim loại mà cả thế giới đều cần trong thời gian tới.
Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra, đánh giá của Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ giai đoạn 2005 - 2009 phát hiện tài nguyên quặng lithium tại vùng La Vi, Quảng Ngãi. Cụ thể, quặng lithium tại Quảng Ngãi gồm 40 thân quặng, thân khoáng hóa, chủ yếu là loại hình mạch pegmatoit chứa kim loại lithium và thiếc.
Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ xác định, mỏ quặng Lithium tại La Vi, tỉnh Quảng Ngãi có trữ lượng khoảng 1 triệu tấn quặng hay khoảng 10.000 tấn Li2O. Đây chính là phát hiện quan trọng cho ngành sản xuất pin lithium của Việt Nam.
Theo đó, trữ lượng này thuộc loại mỏ có trữ lượng quặng lithium ở mức độ trung bình so với thế giới. Đây là tiềm năng khoáng sản quan trọng để Việt Nam tham gia vào nhóm các nước có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến quặng lithium.
Theo Cục Địa chất & Khoáng sản Việt Nam, dựa vào trữ lượng lithium đang có thì có thể đưa Việt Nam vào danh sách các nước có quặng lithium của thế giới, đủ điều kiện để khai thác.
Tuy nhiên, đây là loại hình khoáng sản Việt Nam chưa thực hiện thăm dò nhiều, mức độ nghiên cứu, tài liệu tham khảo còn hạn chế, do đó rất cần được đầu tư thăm dò nghiên cứu địa chất và công nghệ khai thác chế biến phục vụ nhu cầu trong nước và thế giới, để đem lại hiệu quả kinh tế cho quốc gia.