Người Việt mong đợi mức sinh lời từ 15–30%/năm từ kênh đầu tư truyền thống vàng và bất động sản

Số liệu cũng chỉ ra, có tới 75% nhà đầu tư chỉ đầu tư vào 2 – 3 kênh, đặc biệt là các kênh truyền thống. Trong khi xu hướng chung của thế giới thì nhà đầu tư sẽ chủ động phân bổ tài sản đa dạng.

Theo khảo sát về nhu cầu quản lý tài sản cá nhân của người Việt mới đây của Công ty Quản lý Quỹ Thiên Việt (TVAM), có đến 88% nhà đầu tư kỳ vọng lợi nhuận trên 7%/năm, trong đó 42% mong đợi mức sinh lời từ 15–30%/năm, phần lớn vẫn ưu tiên các kênh đầu tư truyền thống gồm tiết kiệm, vàng và bất động sản.

Ưu tiên tiền gửi ngân hàng

Số liệu cũng chỉ ra, có tới 75% nhà đầu tư chỉ đầu tư vào 2 – 3 kênh, đặc biệt là các kênh truyền thống. Trong khi xu hướng chung của thế giới thì nhà đầu tư sẽ chủ động phân bổ tài sản đa dạng.

Còn theo thống kê mới nhất từ BCG, tiền gửi tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản hộ gia đình. Nguyên nhân do tình hình thị trường còn nhiều khó khăn, người dân thay vì đầu tư sẽ ưu tiên cất giữ nguồn lực.

Xu hướng này không chỉ phổ biến ở nhóm nhà đầu tư đại chúng. Ngay cả nhóm có tài sản từ 1 tỷ đồng và thu nhập hàng năm trên 500 triệu đồng cũng thể hiện hành vi tương tự.

Người Việt mong đợi mức sinh lời từ 15–30%/năm từ kênh đầu tư truyền thống vàng và bất động sản- Ảnh 1.

Ảnh: Khảo sát thực trạng và nhu cầu của người Việt về quản lý tài sản cá nhân.

Theo số liệu mới nhất được Ngân hàng Nhà nước công bố cũng cho thấy tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng đến hết tháng 4 đạt 7,537 triệu tỷ đồng, tăng 6,69% so với cuối năm 2024, tương ứng tăng gần 500.000 tỷ đồng. Chỉ trong tháng 4, cá nhân và tổ chức kinh tế "rót thêm" hơn 172.000 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng. Tháng 3 liền trước, hệ thống ngân hàng cũng có thêm gần 262.000 tỷ đồng từ cá nhân và tổ chức kinh tế.

Doanh nghiệp tăng cường thanh toán số, tiếp cận nhóm khách hàng trẻ tuổi

Không chỉ hưởng lãi suất, việc để tiền trong tài khoản ngân hàng cũng phục vụ nhu cầu thanh toán không tiền mặt đang gia tăng tại Việt Nam. Thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, hiện 87% số người trưởng thành tại Việt Nam đã có tài khoản ngân hàng. Riêng tại Tp.HCM, tỷ lệ này cao hơn.

Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng hiện xử lý bình quân 820.000 tỷ đồng mỗi ngày. Dưới góc độ người trong ngành, ông Takuya Wakui, Trưởng đại diện JCB tại Việt Nam, cho biết có 3 xu hướng định hình thanh toán không tiền mặt, bao gồm:

Thứ nhất, bùng nổ các phương thức thanh toán số như QR code, ví điện tử, mobile banking… đều đang tăng trưởng mạnh.

Thứ hai, xu hướng cá nhân hóa trải nghiệm người dùng.

Cuối cùng, tăng cường bảo mật và xác thực số. Ghi nhận, từ năm 2024, xác thực sinh trắc học đã được áp dụng trong giao dịch ngân hàng tại Việt Nam, thể hiện nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về sự an toàn thông tin.

Người Việt mong đợi mức sinh lời từ 15–30%/năm từ kênh đầu tư truyền thống vàng và bất động sản- Ảnh 2.

Ảnh: Ông Takuya Wakui, Trưởng đại diện JCB tại Việt Nam.

Một động lực quan trọng thúc đẩy xu hướng này còn đến từ các chính sách chuyển đổi số quốc gia, đặc biệt là Nghị quyết 57-NQ/TW, với mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số sẽ chiếm 20% GDP và đạt 30% vào năm 2030.

Các doanh nghiệp cũng tích cực thúc đẩy thanh toán trực tuyến, đặc biệt với nhóm bán lẻ. Khi, Việt Nam là nước tăng trưởng hàng đầu về thương mại điện tử, tăng trung bình 16-30%/năm và kinh tế số đóng góp 18,7% vào GDP. Theo chuyên gia, thanh toán số là một trong những yếu tố cốt lõi thúc đẩy tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nói riêng và nền kinh tế số nói riêng.